Có vẻ sau đây là 1 vài câu hỏi bất cứ ai cũng thắc mắc khi bắt đầu nuôi cá rồng:
1- Nên cho cá rồng ăn gì?
2- Cho cá rồng ăn gì để nó đỏ hơn (huyết long) hay vàng hơn (kim long)
3- Thức ăn gì là tốt nhất?
Khoa học và Kinh nghiệm truyền miệng
Có nhiều tranh luận nên cho cá ăn gì là tốt nhất… thường thường, người ta hay biện hộ cho lý lẽ của mình bằng cách nói “những người có kinh nghiệm đã nói như vậy” hay “người ta nói”.
Thậm chí có người nói việc nuôi con cá có đẹp không phụ thuộc vào tâm linh, con cá có phù hợp với chủ hay không, hay nơi đặt hồ không đúng phong thủy, làm con cá không phát huy hết phẩm chất…
Nhưng, theo tui tâm linh không có chỗ trong thú đam mê cá rồng này. Bạn phải nhìn vào thực tế, hiểu rõ bạn đang cho con cá ăn thứ gì, giá trị dinh dưỡng và vì sao lại phải cho nó ăn thứ đó.
Các “chiêu” mà người nuôi cá thường phổ biến cho nhau:
– Cho ăn rết sẽ làm cá đỏ hơn
– Tanning sẽ tạo ra màu sắc của cá rồng
– Tôm là thức ăn tốt nhất cho màu sắc cá rồng
– Superworm/mealworm làm cho cá béo và xấu
– Cho ăn ếch nhiều sẽ làm cho cá bị cồng kềnh
– Cho ăn quá nhiều không tốt cho màu sắc của cá
– Kìm hãm việc ăn uống để cá dùng năng lượng của nó vào việc lên màu thay vì dùng để phát triển kích thước
– Thức ăn viên là không tốt cho cá rồng
Đây là tất cả những “chiêu” mà tui thấy người ta hay chỉ vẽ cho nhau. Khi được hỏi nguồn gốc của những cách nuôi này, đa số họ nói “do những người có kinh nghiệm chỉ lại”
Rất nhiều lần khi tui đặt câu hỏi như vậy. Họ nói “không có khoa học gì ở đây cả… đơn giản đó là tâm linh, là 1 “cách nuôi huyền bí” mà người đi trước có kinh nghiệm truyền lại.
Tương tự trong việc nuôi cá rồng, người ta tin rằng cho cá ăn thứ gì có màu đỏ sẽ làm con cá tăng cường màu sắc (nhất là ở huyết long). Quan niệm đó đã ăn sâu vào khá nhiều người nuôi cá.
1- Cho ăn rết sẽ làm cá đỏ hơn
Hoàn toàn không có khoa học gì đằng sau viêc này. tui từng trưng cầu ý kiến nhiều người nuôi về lý do cho ăn rết. Và hầu như bắt đầu cách lý giải của họ luôn là “tui nghe nói…”
Đúng là rết có màu đỏ nên người ta dễ liên kết nó với con cá… Như chúng ta biết, Beta-caroten là thứ cần cho màu sắc của cá rồng, nhưng tiếc là trong con rết không có nhiều thứ đó…
Có vài ý kiến giải thích cho rết là do nọc độc của rết làm nó tốt hơn những loại thực phẩm khác, làm màu sắc tốt hơn cho cá… nhưng tiếc là trong nọc rết không có caroten, và cũng không có nghiên cứu nào cho thấy nọc rết có chất tăng màu cho cá. Như tui đã nói “đây chỉ là 1 quan niệm”
2- Tanning sẽ tạo ra màu sắc của cá rồng
Tanning đem lại màu sắc cho cá rồng? SAI – Có rất nhiều bài viết về tanning trên diễn đàn, các bạn cứ đọc.
Và theo tôi, tanning sẽ làm tăng cường màu sắc vốn hiện hữu trong phẩm chất của cá rồng.
Màu sắc là 1 yếu tố di truyền, như màu tóc, màu mắt… nhưng phải nói thêm là chế độ ăn uống cũng là 1 phần mang lại màu sắc cho động vật.
Ví dụ: Chim hồng hạc khi sinh ra, nó có màu trắng. Màu hồng nó có được là do 1 chất tiết ra khi chim mẹ mớm vào miệng nó khi bé. Chất tiết ra của chim mẹ là carotenoids có được là do chim mẹ ăn các loại tảo và động vật giáp xác. Do đó khi nuôi hồng hạc trong môi trường nuôi nhốt, người ta phải cho chúng ăn 1 loại thức ăn được tổng hợp các chất đó sẵn, nếu không chúng sẽ có bộ lông trắng
3- Tôm là thức ăn tốt nhất cho màu sắc cá rồng
ĐÚNG – Trong tôm có carotene và astaxanthin.
2 chất đó có rất nhiều ở phần vỏ tôm, nhưng 1 số người nuôi cá thường lột vỏ tôm và chỉ cho ăn phần thịt. Phần thịt chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và 1 lượng protein (nhưng khác với thịt heo, gà… protein trong tôm chứa rất ít chất béo-trên thực tế hầu như không có)
Đây là 1 thực phẩm tốt cho cá rồng!
4- Superworm/mealworm làm cho cá béo và xấu
ĐÚNG
Sw/Mw làm cá béo ra…. nhưng trong sâu chứa 1 lượng lớn protein.
Và người ta có thể dùng sâu để tạo ra quy trình “GUTLOAD” cực kỳ tiết kiệm, dễ dàng và kinh tế và tốt cho cá
(Gutload bên dưới sẽ nói sau)
5- Cho ăn ếch nhiều sẽ làm cho cá bị cồng kềnh
Khi được hỏi lý do, đều không có lý do rõ ràng… Có lẽ người ta liên tưởng sự mập mạp của ếch có thể làm cá sumo ra…
Trong ếch chứa hàm lượng canxi cao – nhưng trong dế hay viên thức ăn nén cũng chứa hàm lượng canxi tương tự, thậm chí nhiều hơn. Còn lại, ếch chỉ là thịt và không có chất hoá học nào trong thịt ếch làm cá phát triển tốt hơn, cồng kềnh sumo hơn.
Nhưng – ếch cũng là loại thức ăn có thể dùng để tạo ra quy trình “GUTLOAD” tốt.
6- Cho ăn quá nhiều không tốt cho màu sắc của cá
Rất nhiều người luôn nói cho ăn nhiều thì vây, đuôi, màu sẽ không theo kịp kích thước của cá.
Nhưng tui nói: VỚ VẨN.
Tại sao tui nói vậy? Vì ở ngoài tự nhiên, cá rồng luôn ăn, nó ăn bất cứ thứ gì nó săn được… bất cứ thứ gì rơi xuống nước… Và 1 sự hiển nhiên, huyết long ngoài tự nhiên màu sắc luôn đẹp hơn trong nuôi nhốt.
Còn lại, bất cứ sự kìm hãm nào làm cá chậm tăng trưởng chỉ làm nó giảm tuổi thọ, sức khỏe yếu, còi cọc…
Theo tôi, lượng uva/uvb và thức ăn nên được lưu ý hơn việc kìm hãm sức ăn của cá.
7- Kìm hãm việc ăn uống để cá dùng năng lượng của nó vào việc lên màu thay vì dùng để phát triển kích thước
Tất nhiên cũng không thể đồng ý với nhận định này. Vì cá vốn không thể tự phân bổ năng lượng để dùng vào phần nào của cơ thể.
8- Thức ăn viên là không tốt cho cá rồng
Trước khi bàn về thức ăn viên, tui nói thêm: Sự cồng kềnh/đô vật của cá là từ đâu?
Theo tôi, nó đến từ lượng protein và mức độ vận động của cá. Như con người, mỗi người mỗi cơ địa… cao, ốm, lớn, nhỏ…
Dù cho cơ thể bạn ra sao… khi bạn đến phòng tập thể dục, đẩy tạ… nó sẽ làm cơ thể bạn mạnh mẽ hơn, lớn hơn…
Người nào ốm sẽ cứng cáp ra, to ra… người nào thể trạng cứng cáp sẵn, sẽ càng đẹp hơn…
Nói chung nó mang lại điều tốt.
Tương tự ở đây, cá rồng được nuôi nhốt và lai tạo nhiều thế hệ để mang lại màu sắc, tướng tá, đô vật và đẹp hơn… Ta có thể giúp cá 1 tay… Bạn có thể không thích 1 con cá cồng kềnh, sumo… bạn sẽ mua 1 con cá không đô con…
Không đô con không có nghĩa nó ốm và dài đòn… có nhiều cách để tập luyện cho con cá, và sau khi tập con cá TO RA hay KHÔNG TO NHƯNG CÓ VẺ CỨNG CÁP đều do người nuôi bằng cách khống chế mức độ vận động và lượng protein/béo mà ta cho con cá ăn vào. Tất nhiên, lượng thức ăn chứa “protein” là chìa khóa
Ví dụ: Tôm có 18% protein… Superworm có 40%… Thức ăn viên chứa ~60%… bạn có thể dễ dàng tìm được thông tin này trên Google…
Lại nói về thức ăn viên có hại cho cá rồng – SAI… quan niệm này rất sai lầm… Thức ăn viên được thiết kế cho sự phát triển tối đa về màu sắc, dinh dưỡng, tập trung các vitamin cần thiết cho sự sống của cá… không những thế, thức ăn viên còn chứa men tiêu hóa, các chất giúp phát triển màu cho cá rồng…
tui ví dụ, từ lúc tui tập luyện cho cá rồng, tui khống chế lượng protein mà cá nhận được bằng cách cho ăn thức ăn viên… Hikari massivore là 1 điển hình, nó chứa hơn 60% protein… tui đã sử dụng nó từ lúc mới xuất hiện, và chưa thấy loại thức ăn nào tổng hợp nhiều protein như thế.
Màu đỏ của cá 1 phần từ di truyền… và 1 phần là từ thức ăn…
Thức ăn tăng cường màu cho cá đa số chứa Caroten xanh và đỏ. Hầu hết Caroten chứa trong tảo, thực vật để là Caroten-đỏ… 1 số ít là Caroten-xanh… Trong đó, tảo spirulina là loại thực phẩm chứa astaxanthin và caroten nhiều nhất trong tất cả các loại thực phẩm.
Và Spirulina được dùng để phối hợp với 1 loại động vật để tạo ra quy trình “gutload” cho cá rồng.
==> Vậy… GUTLOAD là gì?
Trong tự nhiên, khi cá ăn các loại động vật, tôm, cá, động vật có vú, bò sát…v.v… Và chúng ăn thức ăn của chúng, và thức ăn đó được chuyển thành dinh dưỡng.
Bạn có tự hỏi, trong tự nhiên vì sao huyết long luôn đỏ hơn? màu sắc tươi hơn ko?
Đó là do ánh sáng mặt trời và thức ăn mà chúng ăn. Côn trùng, chim…v.v.. ăn thực vật phù du, tảo (chứa rất nhiều caroten) và sau đó cá ăn côn trùng, chim… và cá rồng ăn cá
Quá trình chuyển hóa thức ăn có thể qua 1 hay 2 hay nhiều chặng, và cá rồng luôn và chốt chặn cuối cùng… là thứ tiếp thu trọn vẹn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng…
Ví dụ:
Côn trùng ăn tảo, thực vật —> Bò sát ăn côn trùng —> Cá rồng ăn bò sát….
Côn trùng ăn tảo, thực vật —> Cá ăn côn trùng —> Cá rồng ăn cá…
=> Vậy để tạo ra quy trình GUTLOAD ta nên làm gì?
Ta dùng thức ăn tươi sống như dế, châu chấu, tôm, sâu, ếch và “gutload” chúng… tức là cho chúng ăn thứ ta muốn cá rồng ăn mà cá rồng không ăn được….
Ví dụ: Tảo spirulina có chứa nhiều chất tăng trưởng màu cho cá rồng, nhưng cá rồng đời nào ăn tảo… Do đó, ta cho sâu, dế ăn bột tảo spirulina trước… rồi sau đó cho cá rồng ăn dế, sâu đã được ăn tảo…
tui từng rãnh rỗi làm 1 vài “gutload” như sau :
Sâu/dế ăn spirulina, carot, cải xoăn… đem dế/sâu/châu chấu cho ếch ăn… cuối cùng mang ếch cho cá rồng ăn… (nên nhớ quy trình phải ngắn, để sâu/dế/ếch tiêu hóa hết chất dinh dưỡng và thải ra)
Cá vàng ăn no bụng thức ăn viên hàm lượng canxi cao, và sau 10 phút đem cá cho rồng ăn :biggrin:
Tiếp theo, có nhiều ý kiến nói “cho cá ăn nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe của cá” Điều này chỉ xấu khi bạn có 1 bộ lọc tồi tệ, không đủ sức xử lý nước… Do đó bạn chỉ cần có 1 bộ lọc tốt, quản lý nước tốt, thì việc cho cá ăn nhiều không bao giờ là xấu.
Kết luận:
Khi nghe ai nói nên cho cá ăn gì, nên hiểu rõ lý do vì sao… đừng bao giờ nghe họ vì đó là ý kiến của số đông, của người nào đó chơi lâu năm…
Đây là ý kiến của cá nhân… mong mọi người góp thêm ý kiến và bàn luận về nó để kiến thức phong phú hơn…!!!
Thanks for watching and all comments are welcome!